[CẢNH BÁO] 8 NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI KHÔNG THỂ BỎ QUA

  • 27.01.2015
  • |
  • 31 (Lượt xem)

Thoái hóa khớp gối gây ra nhiều phiền toái, khó chịu, gây cản trở đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Hiểu về những nguyên nhân thoái hóa khớp gối giúp người bệnh biết cách phòng ngừa và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

nguyên nhân và cách phòng tránh thoái hóa khớp gối

8 Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Theo nghiên cứu chỉ ra, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này, nhưng 7 nguyên nhân thoái hóa khớp dưới đây được các chuyên gia đánh giá là phổ biến nhất:

Tuổi tác và giới tính

Theo thời gian, hệ thống xương khớp sẽ dần bị lão hóa tự nhiên. Khi tuổi tác càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp sẽ càng gia tăng do lúc này, sụn khớp sẽ yếu dần đi khiến các khớp bị sưng viêm. Mặt khác, phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới. Từ độ tuổi 65 trở đi, tình trạng thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và thường xảy ra ở khớp gối, khớp bàn tay,…

Hoạt động không đúng tư thế

Đối với những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, lao động quá sức, như phụ hồ, xây dựng, bốc vác hàng hóa,… hệ thống xương khớp của họ phải liên tục chịu những áp lực lớn và dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ thoái hóa các khớp.

Bên cạnh đó, trẻ em phải đeo cặp sách quá nặng trong thời gian dài hoặc lao động nặng quá sớm khi hệ thống xương khớp còn đang trong giai đoạn phát triển cũng gây ảnh hưởng lớn đến hệ xương khớp. Trong tương lai, các em có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng thoái hóa xương khớp từ rất sớm.

Ngoài ra, tư thế sinh hoạt và lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp: chạy nhảy, leo trèo quá nhiều, ngồi làm việc hay học tập sai tư thế trong suốt một thời gian dài, ngồi hay đứng quá lâu 1 tư thế cũng có thể gây áp lực lên các khớp và dễ dẫn đến thoái hóa khớp, nhất là đối với nhân viên văn phòng hay công nhân may,…

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, tình trạng này có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp, khiến cho hệ thống xương khớp phải chịu áp lực rất lớn và rất dễ bị tổn thương. Trong vận động hay lao động hàng ngày, vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chấn thương

Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tập luyện, chơi thể thao với cường độ mạnh,… gây ra những áp lực lớn lên các khớp, dẫn đến viêm và sưng khớp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân thoái hóa khớp phổ biến.

Di truyền

Nếu trong gia đình bạn có người bị mắc các bệnh về xương khớp thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác. Trên thực tế nhiều trường hợp cũng mắc thoái hóa khớp gối do tổn thương xương và sụn bẩm sinh.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để đảm bảo hệ thống xương khớp luôn chắc khỏe. Đối với người không đảm bảo được những dưỡng chất quan trọng này cho cơ thể sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng loãng xương, thoái hóa khớp và một số bệnh lý về xương khớp khác.

Ngoài ra, người thường xuyên sử dụng chất kích thích, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến cho xương khớp suy yếu dần, tăng nguy cơ thoái hóa. Bên cạnh đó, người thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo cũng có thể gây tăng cân và gây hại cho xương khớp.

Biến chứng từ các bệnh lý

Người mắc nhiều bệnh lý cũng gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn như béo phì, gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt,…

Những người bị viêm khớp dạng thấp (loại viêm khớp phổ biến thứ hai) có nhiều khả năng cũng bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị một số rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như thừa sắt hoặc thừa hormon tăng trưởng, cũng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp.

Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách

Corticoid được sử dụng nhiều trong việc điều trị chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch nhưng nếu quá lạm dụng và sử dụng không đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp gối.

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, để hạn chế các nguyên nhân thoái hóa khớp nêu trên, bạn cần áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh cũng như ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do thoái hóa khớp gây nên.

Các biện pháp phòng ngừa gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi và khoáng chất. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo, không uống rượu bia cũng như chất kích thích vì có thể gây co cứng cơ.
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày, điều độ với các môn thể thao phù hợp với thể trạng của từng đối tượng khác nhau như: đi bộ, đạp xe, bơi lội…
  • Kiểm soát tốt cân nặng.
  • Xoa bóp khớp gối mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều để giúp cơ bắp được thư giãn, tăng cường lưu thông máu.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để nắm bắt tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện và xử lý sớm nếu bị thoái hóa khớp.
  • Đặc biệt, đối với dân văn phòng không nên ngồi lâu một chỗ mà thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để thay đổi tư thế, tránh cơ khớp bị mỏi.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
  • Phòng tránh chấn thương bằng cách khởi động kỹ lưỡng trước khi tham gia các hoạt động thể lực, đi giày vừa vặn với chân, tập luyện trong môi trường đủ điều kiện. Nếu không may bị chấn thương, nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để điều trị kịp thời.
  • Sinh hoạt, vận động đúng tư thế, tránh gây tổn thương cho hệ xương khớp.
  • Hạn chế mang vác nặng hoặc làm việc tác quá sức.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.